Forum Of Class 11B3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cách làm thơ căn bản

Go down

Cách làm thơ căn bản Empty Cách làm thơ căn bản

Bài gửi  Admin Sat Feb 02, 2008 1:27 am

Có người ví "Thơ giống như người con gái". Một người con gái, không những chỉ cần cái đẹp hình thức, mà còn phải đẹp luôn cảcốt cách. Thơ cũng vậy, một bài thơ hay thì phải có ý hay và lời hay.Ngoài ra, giá trị của một bài thơ, thi từ giữ vai trò rất quan trọng.

A - THI LUẬT

I. ÂM

1. Nguyên âm: gốc của một chữ hay nhiều chữ

- a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i, y, e, ê
- oa, ua, ưa, ue, uê, uy, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, oai, ui, ưi, ươi, uôi, êu, iêu, yêu, iu, ...

2. Phụ âm: những chữ khác nguyên âm

- b, c, d, g, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x

- ch, gh, kh, th, nh, ng, ....


II. Thanh

Sự phối trí thanh và âm
Loại thanh Tên các thanh Dấu chỉ thanh Chua thêm
Bằng phù bình thanh
trầm thượng thanh không có dấu
dấu huyền
Trắc phù thương thanh
trầm thương thanh
phù khứ thanh
trầm khứ thanh ngã (~)
hỏi (?)
sắc (')
nặng (.)
phù nhập thanh
trầm nhập thanh sắc (')
nặng (.) riêng cho các tiếng
đằng sau có phụ âm
ch, p, và t
Hệ thống thanh trong tiếng Việt (Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm)

Bình là bằng phẳng, đều đều, bình thường.
Trắc là nghiêng lệch.
=> Âm thanh đang ở mức bình thường (bình thanh) chợt bổng lên cao hay đổ xuống thấp hơn (trắc thanh).

Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êmtai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tựvà có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh).Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịpđiệu là yếu tố cơ bản của thơ.


1. VẦN CÓ 2 THỨ :

a. bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền — hai, hài

b. trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng — hải, hãi, hái, hại

Tiếng bình không vần với tiếng trắc: hai không vần với hải.

Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn ai?

=> Những tiếng "thấy", "mấy" cùng phát ra một âm "ây" cùng gieo trắcthanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" tương tự,cùng gieo bình thanh. Tất cả từng cặp một như thế gọi là vần với nhau.


2. VẦN CÓ THỂ GIÀU HAY NGHÈO :

a. vần giàu: những tiếng có cùng âm và thanh
Phương, sương, cường, trường — vần trắc giàu
Thánh, cảnh, lãnh, ánh — vần bằng giàu

b. vần nghèo: đồng thanh nhưng với âm tương tự
Minh, khanh, huỳnh, hoành — vần bằng nghèo
Mến, lẽn, quyện, hển — vần trắc nghèo


3. TRONG THƠ VIỆT, CÓ 2 CÁCH GIEO VẦN.

a. Gieo vần ở giữa câu: Tiếng cuối của câu trên vần với một tiếng nằmbên trong câu dưới. Như trong thể thơ lục bát, tiếng cuối câu lục vầnvới tiếng 6 câu bát theo sau.

Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không.
Nguyễn Du


b. Gieo vần ở cuối câu: Các tiếng cuối câu vần với nhau.

Vần tiếp: các cặp trắc bằng xen kẽ tiếp nhau

Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm,
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm,
Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối.
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ.
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.
Xuân Diệu

Vần tréo: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1 vần với câu 3 và tiếng cuối câu 2 vần với câu 4

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua .
Vũ Ðình Liên

Nhiều khi chỉ cần tiếng cuối câu 2 vần với câu 4 thôi.

Xa quá rồi em người mỗi ngả
Bên này đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?
Quang Dũng


Vần ôm: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1 vần với tiếng thứ 4của câu 2 và tiếng cuối câu 2 vần với câu 3. Vần trắc ôm vần bằng, hayngược lại.

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Nguyên Sa


Vần ba tiếng: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1, 2 và 4 vần với nhau. Câu 3 khác vần.

Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?
Thâm Tâm


Sau đây là tóm lược các quy luật của những thể thơ mới:

thơ lục bát
thơ song thất lục bát
thơ bốn chữ
thơ năm chữ
thơ sáu chữ
thơ bảy chữ
thơ tám chữ
Sách báo tham khảo:

Luật Thơ Mới, Nguyễn Đình Tuyến
Nghĩ Về Thơ, Nguyễn Hưng Quốc
Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh & Hoài Chân
Tiếng Việt Tuyệt Vời, Đỗ Quang Vinh
Tìm Thơ Trong Tiếng Nói, Đỗ Quý Toàn
Văn Học Việt Nam

************************************************** ******************************






THƠ LỤC BÁT

Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau:

2 4 6
bằng trắc bằng

2 4 6 8
bằng trắc bằng bằng .

Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Trong câu bát,tiếng 6 và 8 tuy cùng vần bình nhưng một tiếng có dấu huyền và mộttiếng không có dấu.

Thí dụ 1:

Thôn đoài ngồi nhớ thôn Ðông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Nguyễn Bính


Thí dụ 2:

Hôm qua lên núi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy nhưng nó chẳng tha
Nó còn đút cái “mả cha” nó vào

Ðút vào nó sướng làm sao
Em càng giẫy giụa, “nó” càng vào sâu
Ðè em được một lúc lâu
Cái thằng phải gió đi đâu mất hè!

Hôm sau em đi hái chè
Mong thằng phải gió... đến đè em ra

(Vô Danh)

Thí dụ 3:

Hôm qua lên núi hái chè
Gặp thằng phải gió định đè em ra
Em chửi mà nó chẳng tha
Tức mình em chụp mả cha nó liền !

Bóp ngay nó hét như điên
Lạy van, thề độc xỏ xiên xin chừa
"Mả cha chôn kỹ nghe chưa ?
Phơi bày có bữa bà cưa tuyệt dòng ! "

Hôm sau chè hái vừa xong
Lại thằng phải gió đứng phồng mả cha
Thấy em nó trốn, miệng la:
"Lậy cô đừng đạp mả cha tôi nhờ ! "

Nói xong cúi chạy có cờ
Từ nay chè hái, gái tơ yên lành !

Mỹ Vân

--------------------------

Có hai ngoại lệ trong thơ lục bát:

1. Tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu.

Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi.

Nguyễn Du


2. Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát, nhưtrong câu ca dao sau:

Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.

================================================== ======================


THƠ 5 CHỮ

Cũng giống như thơ bốn chữ: nếu tiếng thứ 2 trắc thìtiếng thứ 4 bằng, hay ngược lại. Nhưng cũng có nhiều trường hợp khôngphải vậy.

Thí dụ 1:

Hôm nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương

Nguyễn Nhược Pháp


Thí dụ 2:

Cả ngày lo nhím cheo
Ao đậm cứ bò theo
Cỏ nhủ sao èo ọt
Bìm bìm giống ham leo ?

Thí dụ 3:

Nắng cực buổi trưa hè
Ta nè ta lấy khoe
Bỉu môi, em chê trụi,
Thôi đóng lại dùm nghe !


CÁCH GIEO VẦN

1. VẦN TRÉO

Hôm nọ em biếng học
Khiến cho anh bất bình,
Khẽ đánh em cái thước
Vào bàn tay xinh xinh

Nguyễn Xuân Huy


2. VẦN ÔM

Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?

Lưu Trọng Lư


3. VẦN BA TIẾNG BẰNG

Đưa em về dưới mưa
Nói năng chi cũng thừa
Phất phơ đời sương gió
Hồn mình gần nhau chưa?

Nguyễn Tất Nhiên
Trả Lời Với Trích Dẫn

================================================== ===================

THƠ 7 CHỮ


Trong thơ bảy chữ, vần những tiếng 1, 3 và 5 không kể. Tiếng 2, 4 và 6 có thể phân tích như sau:

2 4 6
trắc bằng trắc

2 4 6
Bằng trắc bằng


Thí dụ 1:

Đực rựa thời nay chán lắm rồi
Cả ngày nằm gãi cuối bài thôi
Vợ nhờ đổ rác còn chưa được
Ruồi bờ lại mắng : "chỉ lôi thôi !"

Thí dụ 2:

Chồng Mít thời nay chán thấy bà !
Như giun trong lỗ kéo không ra
Cả đêm lại khoái rờ ao đậm
Duy thẩm rỉ hoài mệt thấy cha !

Thí dụ 3:

Vịnh caí chầy

Cối rộng tới đâu giã cũng vừa
Nhịp nhàng lên xuống tự ngàn xưa
Phình ra đầu hói, thân tròn béo
Nắm chặt trong tay bóp chẳng thừa

Giã gạo, thịt thà, sáng lại trưa
Dần cua, chà cá, mắm cà, dưa
Lỗi nhịp nện hoài va miệng cối
Vợ bỏ, đào chê, gọi lính thưa !

Thí dụ 4:

Giống không lai...

Nào hay anh vốn giống không lai..
Chả bõ tóc mây vấn với cài
Buồn ơi day dứt từ đêm trước
Rờ thấy trơn tru cái gió tai !


Nào hay anh vốn giống không lai..
Chạy ngay, chả tiếc cuối bài dài
Thảo nào em cứ xui, đen quá
Bỏ tiệt mới mong hết khổ tai !

Nào hay anh vốn giống không lai..
Cho tiền chẳng dám mó cầu tài
Mẹ em vẫn bảo vọc xui lắm
Người xưa đã nói, dễ gì sai !

Nào hay anh vốn giống không lai..
Em chẳng phí công cứ hỏi hoài
Môĩ lần đi tắm anh xua đuổi
Chả để em vào cọ gió tai !


Thí dụ 5:

Nào hay anh đã ...

Nào hay anh đã hết phù công
Em sẽ bỏ ngay đi kiếm chồng
Cờ rủ hàng đêm trông phát chán
Tiếc mãi công anh cố luyện gồng !

Nào hay anh đã hết phù công
Chả theo anh về đắp chăn bông
Đợi mãi mà sao công chẳng ngủ
Viagra hết lọ vẫn chưa phồng !!

Nào hay anh đã hết phù công
Sưả soạn tìm đường em chắc dông
Lúa non thiếu nước mau tàn héo
Dẫn thuỷ nhập điền mới trổ bông !

Nào hay anh đã hết phù công
Phí tiền em sắm cái giường đồng
Lò so gắn sẵn cùng chăn ấm
Cù cương tiên dược cũng bằng không !

---------------------

Nhiều khi không lại như thế:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Hàn Mặc Tử

CÁCH GIEO VẦN


1. VẦN TRÉO(thường dùng)

Nhiều khi trong thi đoạn bốn câu, chỉ cần hai tiếng bình ở cuối câu haivà bốn vần với nhau, hai tiếng trắc cuối câu một và ba không cần:

Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ!
Một hôm trận gió tình yêu lại:
Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.

Huy Cận


2. VẦN 3 TIẾNG BẰNG(thường dùng)

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.

Huy Cận
Trả Lời Với Trích Dẫn


================================================== ===============

THƠ 8 CHỮ

Thể thơ này không có quy luật nhất định, có nghĩa làvần điệu tự do hơn. Thường thì trong câu ở cuối có tiếng trắc thì tiếng3 trắc, tiếng 5 và 6 bằng; ở cuối có tiếng bằng thì tiếng 3 bằng, tiếng5 và 6 trắc. Nhưng nhiều lúc cũng không như thế.

CÁCH GIEO VẦN :

1. VẦN TIẾP

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Tôi sẽ trách -- cố nhiên -- nhưng rất nhẹ;
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa...

Hồ Dzếnh


2. VẦN TRÉO

Hai đứa kéo nhau chạy vào mộng mị
Giờ tắt thở nằm trên bãi hư vô
Bầy ngựa chứng hàng thùy dương vó bão
Gió đưa trăng lăn vào đá tiếng ru

Tô Thùy Yên


3. VẦN ÔM

Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím.

Nguyên Sa


*** Muốn cho thơ tám tiếng thêm âm điệu, một số nhà thơ thường vần tiếng 8 câu trên với tiếng 5 hay 6 câu dưới:

Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng, uất hận gối lên nhau
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 327
Registration date : 10/01/2008

https://class11b3.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết